Câu chuyện về đồng xu may mắn 5 yên.

Một cách thú vị để có được một cái nhìn về lịch sử và văn hóa của một quốc gia khác là nhìn vào các đồng tiền được sử dụng tại đó. Mỗi quốc gia có một đơn vị tiền tệ khác nhau với họa tiết chạm khắc vô cùng độc đáo, bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ câu chuyện xung quanh đồng tiền 5 yên may mắn của Nhật Bản:


Người Nhật quan niệm đồng xu 5 Yên rất may mắn và thường dùng để tặng cho bạn bè, người thân, người yêu của mình. Bạn được tặng một đồng xu may mắn 5 Yên, chắc hẳn sẽ thắc mắc tại sao đồng tiền này lại được cho là may mắn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tương truyền ở Nhật Bản, người nhận lương tháng đầu tiên nếu bỏ đồng xu may mắn 5 Yên vào ví sẽ luôn được rủng rỉnh về sau này.
Theo tiếng Nhật, đồng xu 5 Yên đọc là “gô-en”, trùng âm với một từ Hán tự khác có ý nghĩa “kết duyên” nên nó được xem như đồng xu may mắn.

Đồng 5 Yên này có lỗ tròn ở giữa được mọi người xem như “cửa sổ nhìn về tương lai”. Theo những lời truyền tai ở Nhật Bản, người nhận lương tháng đầu tiên nếu bỏ đồng 5 Yên vào ví sẽ luôn được rủng rỉnh về sau này.
Khi tặng ví cho người khác, người Nhật cũng luôn nhớ để vào trong một đồng xu 5 Yên với mong muốn chủ nhân của chiếc ví sau này sẽ không phải lo về chuyện tiền bạc.

Đồng xu 5 Yên của Nhật được làm từ đồng thau và kẽm, có đường kính 22mm, dày 1,5 mm, nặng 3,75g và có một lỗ tròn ở giữa rộng 5mm, thiết kế này lần đầu tiên được đúc vào năm 1959.
Mặt trước của đồng 5 Yên là một cành lúa nước và chữ “5 ¥” viết bằng chữ Kanji (chữ Hán của Nhật); Mặt sau được in chữ “Nhật Bản” và năm phát hành, cũng bằng chữ Kanji, cách nhau bởi một mầm cây. Trên thế giới chỉ có đồng tiền Nhật Bản là không dùng chữ cái La Tinh trên cả 2 mặt.

Ở mặt trước của đồng tiền là các yếu tố kinh tế đầu ngành của Nhật Bản: cành lúa đại diện cho lâm nghiệp, thủy sản và nông nghiệp, bánh răng xung quanh các lỗ đại diện cho công nghiệp. Về phía đuôi cũng là một cặp mầm mà được cho là tượng trưng cho sự tăng trưởng của Nhật thành một quốc gia dân chủ.


Người dân thường dâng đồng 5 Yên tại đền thờ Shinto với ý định thiết lập một mối liên kết tốt với các vị thần hay mong muốn sẽ gặp gỡ những người có thể mang lại may mắn trong kinh doanh, tình bạn, tình yêu…
Vào tháng 9 năm 1999 sau vụ tai nạn hạt nhân ở Tokaimura, Ibaraki các nhà vật lý học thấy rằng đồng xu 5 yen có thể được sử dụng để ước lượng nồng độ neutron bị phát tán xung quanh bằng cách đo tỷ lệ đồng vị kẽm của nó. Để ghi lại liều lượng của neutron, các đồng tiền bị nhiễm xạ đã được thu thập từ các nhà dân ở khoảng cách 100-550m từ cơ sở. Kết quả của họ chỉ ra rằng những người di tản đến 350 mét bên ngoài các khu vực chiếu xạ vẫn bịbị phát tán một lượng neutron đáng kể.