Khả năng tìm việc sau tốt nghiệp và nhu cầu du học

Theo một bài viết gần đây nhất của ICEF Monitor, một trong những lý do khiến sinh viên Việt Nam chọn học tập ở nước ngoài là “chất lượng giáo dục kém của bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam”. Hoa Kỳ và Úc là những điểm đến học tập hàng đầu cho Sinh viên Việt Nam, chiếm gần 40% trong tổng số 106.104 sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài vào (2012). Trong đó có 34% – khoảng 36.000 sinh viên – chọn du học ở các nước Châu Á.

Việt Nam dần trở thành sự lựa chọn của các nhà tuyển dụng quốc tế trong những năm gần đây, một phần do sự gia tăng về dịch chuyển ra nước ngoài từ năm 2000 trở đi, đặc biệt là từ năm 2005 đến năm 2010. Mặc dù tốc độ hội nhập đã chậm lại từ năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn là thị trường trọng điểm của các học viện đào tạo nhằm “đa dạng hoá quần thể sinh viên quốc tế” bao gồm:

  • Năng lực còn giới hạn tại các hệ thống trung học và sau trung học trong nước
  • Nền kinh tế đang phát triển giúp tăng thu nhập của mỗi gia đình và làm cho việc đi học ở nước ngoài trở nên dễ dàng hơn đối với phần lớn hộ gia đình.

Hiện tại, các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học của Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề kép là gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ và thực tế của “giáo dục lệch” – nghĩa là sự bất cập giữa kỹ năng có của sinh viên và kỹ năng cần cho người sử dụng lao động.

Theo thống kê năm 2017, có đến 200.000 cử nhân Đại học có nguy cơ thất nghiệp. Câu chuyện “thừa thấy thiếu thợ” vẫn là một đề tài đáng bàn ở đây. Trong khi các nước bạn áp dụng hình thức học lý thuyết đi liền thực hành thì Việt Nam vẫn trung thành với cách học bài vở. Sự dư thừa về lao động có trình độ dẫn đến tình trạng hơn 100.000 cử nhân đang làm những công việc đơn giản, không yêu cầu bằng cấp đang là thực tế của thị trường lao động hiện nay.

Lại họp bàn về vấn đề việc làm dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp. Một số quyết định về nước cùng với số vốn mình kiếm được và kiến thức thu nạp được sẽ mở công ty; đầu tư kinh doanh hoặc đơn giản khi học hết trường tiếng thì có thể làm giáo viên. Một số đầu quân cho các công ty ở nước du học sở tại. Và cũng không ít các bạn chưa cố gắng đành phải bỏ dở giữa chừng để về nước. Có bao nhiêu người đem kiến thức học được về làm giàu quê hương? Có bao nhiêu người đã và đang rạng danh trên nước bạn? Bài toán nào lý giải cho vấn đề “chảy máu chất xám” này?