Kinh nghiệm xin Thư Giới Thiệu du học (Recommendation Letter)

Tại Việt Nam, việc yêu cầu một lá thư giới thiệu chưa quá phổ biến, nhưng với các trường đại học quốc tế đây là một trong những yêu cầu bắt buộc và đặc biệt quan trọng nếu như bạn muốn có cơ hội giành được học bổng. Thư giới thiệu là một cách để đánh giá về bạn ngoài những điểm số bạn cung cấp. Vậy làm sao để có được một lá thư giới thiệu có tính tin cậy cao và thuyết phục được trường đại học bạn đăng ký. 

Mỗi trường đại học có một yêu cầu khác nhau đối với thư giới thiệu. Một số trường chỉ đánh giá cao thư giới thiệu từ những giảng viên, nhà nghiên cứu có uy tín, một số khác lại mong muốn nhận được thư giới thiệu từ những công ty mà bạn đã làm việc trước đó (yêu cầu này thường phổ biến cho những sinh viên dăng ký học thạc sỹ quản trị kinh doanh)

học bổng du học

Tuy nhiên tại một số trường đại học có những yêu cầu khác hơn, điển hình như trường đại học Stanford thường có những yêu cầu rất cụ thể trong việc cung cấp thư giới thiệu. Trường yêu cầu những lời nhận xét, hoặc một thư giới thiệu từ một người từng làm cùng với bạn trong một nhóm nghiên cứu trước đây. Điều này để đánh giá năng lực của bạn trong làm việc nhóm và những kỹ năng xã hội.
Điểm thiết yếu trong một lá thư giới thiệu để có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh đó là người mà bạn xin bức thư giới thiệu. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ càng khi trong việc chọn người viết thư. Người đó nên hiểu rõ về bạn và có những cái nhìn và ý kiến sâu rộng. Nếu một giáo viên hiểu rõ về bạn cũng như năng lực học tập của bạn, lá thư giới thiệu sẽ có tính sát thực và đáng tin cậy hơn. Người giới thiệu có học hàm cao và có tên tuổi cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá thư giới thiệu.  

Tuy nhiên, người viết thư giới thiệu không phải là điều duy nhất bạn giúp bạn được nhận vào trường. Bạn phải nghĩ về những điều thiết yếu bạn muốn được đề cập đến trong thư giới thiệu.
Bạn nên nói chuyện với người viết thư giới thiệu cho bạn, giải thích về mong muốn của mình khi đăng ký học, tại sao bạn lại muốn học chương trình này? ngôi trường này? Nếu bạn đã có trường đại học nhất định muốn đăng ký vào bạn có thể nói về những thế mạnh của mình, tại sao bạn là một ứng viên sáng giá cho trường? Điều này sẽ giúp người viết thư giới thiệu có cái nhìn cụ thể hơn về bạn cũng như hiểu được nguyện vọng của bạn thông qua bức thư đó. Hơn nữa vì các bạn sinh viên thường chọn những giáo sư, giảng viên uy tín hay những người có kinh nghiệm nghề nghiệp cao để viết thư giới thiệu. Vì thế bạn cũng có thể xin những lời khuyên và tư vấn về lựa chọn của bạn.
Đừng quyên cung cấp cho người viết thư giới thiệu của bạn danh sách những thành tích mà bạn đã đạt được cũng như tất cả những thông tin mà bạn nghĩ nên được đề cập trong thư giới thiệu.
Cố vấn nhập học Mỹ, ông William Trần chia sẻ: thư giới thiệu càng chi tiết càng tốt. Tôi thực sự không thấy mấy ấn tượng với những từ ngữ chung như “chăm chỉ” hay “thông minh”. Hay một loại thư giới thiệu kiểu liệt kê hàng loạt những hoạt động ngoại khóa, vai trò trong các câu lạc bộ tại trường học trước kia… Điều này cũng giống như giới thiệu Barack Obama bởi ông là tổng thống Mỹ. Bức thư cần chiều sâu, những tố chất cá nhân và những điểm khác biệt mà không có ở những học sinh khác. 90% những bức thư giới thiệu không gây được ấn tượng với các nhà tuyển sinh như tôi.  

Một sai lầm phổ biến khác là xu hướng yêu cầu thư giới thiệu từ “tên tuổi lớn” với hy vọng rằng điều này sẽ tạo được ấn tượng với ban nhập học. Jay Bhatti trong bài viết An Inside Look At The Brutal Business School Admissions Process cho biết:
“Chúng tôi nhận được những bức thư giới thiệu từ những thượng nghị sỹ, giám đốc điều hành hay các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên trừ khi người được giới thiệu đã từng làm cho những người nói trên, những bức thư giới thiệu còn lại thường rất chung chung, không có chiều sâu. Tốt nhất bạn nên xin thư giới thiệu từ một người từng trực tiếp quản lý và đánh giá những thành tích, kiến thức và kỹ năng của bạn“
Bạn cũng nên dành cho người viết một khoảng thời gian nhất định để cân nhắc, suy nghĩ để viết thư. Cùng với đó là tất cả những tài liệu mà bạn nghĩ có thể giúp người viết tham khảo.
Và cuối cùng, khi bạn nhận được thư mời nhập học từ trường đại học bạn đăng ký đừng quên thông báo đến người viết thư giới thiệu cũng như viết thư, email cảm ơn đến người viết thư giới thiệu ngay khi nhận được thư.

Nguồn Hotcourses

Thanh Phương tổng hợp