Mỗi ngày thức dậy lại bắt đầu guồng máy làm việc từ sáng tới tối, thời gian cứ trôi và bạn cứ làm như một thói quen, đến mức xem đó là điều hiển nhiên.
Thế nhưng có bao giờ bạn ngừng lại và tự hỏi: “Mình làm việc là vì cái gì? “
Tất nhiên là để kiếm tiền trang trải cuộc sống rồi. Chuyện đó chẳng còn gì để bàn cãi nữa.
Nhưng nếu chỉ có thế cuộc sống còn ý nghĩa gì nữa đâu? Bạn có hạnh phúc không nếu phải sống một cuộc đời làm việc điên cuồng chỉ để tồn tại?
Nhắc đến hình ảnh người Nhật, có lẽ hiện lên trong đầu bạn sẽ là những con người làm việc quần quật từ sáng tới tối, đến thứ bảy cũng phải lên công ty. Chẳng phải như vậy nhàm chán vô vị lắm sao? Làm sao họ có thể sống mà mỗi ngày áp lực công việc đều đè nặng lên vai?
Thế nhưng người Nhật có cách để sống chung với áp lực, biến mỗi ngày làm việc thành một ngày vui.
Bạn có thể khiến công việc trở nên vui vẻ hơn chỉ bằng cách thay đổi cách suy nghĩ.
Trước khi bắt tay vào làm việc, hãy thành thật trả lời những câu hỏi sau:
Điều làm bạn thích thú nhất là gì?
Nếu được hỏi sở thích của bạn là gì? Rất nhiều người trả lời là nấu ăn, nghe nhạc, xem phim, ăn nhậu với bạn bè, đá bóng, câu cá,…
Thế nhưng những người thành công sẽ trả lời rằng “Sở thích số 1 của tôi chính là công việc”
Những Workaholic (người tham công tiếc việc) này không gượng ép mình mà thật sự yêu mến công việc đến mức không cần ngủ để làm việc.
Bạn cứ nghĩ thử xem, so với một người dù không thích chơi bóng đá mấy vẫn phải chơi với người chơi vì tình yêu và đam mê, đương nhiên sẽ có sự khác biệt lớn. Loại thứ hai sẽ có nhiều động lực và dễ dàng đạt được thành công hơn.
Có gì thú vị trong công việc của bạn?
“Công việc mình đang làm chẳng có gì thú vị cả” – những lời phàn nàn về công việc hiện tại giống như điệp khúc của một bài nhạc nhàm chán cứ lặp đi lặp lại trong đầu.
Thế nhưng đối với những người thành công “Làm việc giống như chơi Game, thử thách chẳng qua là chướng ngại vật, chiến đấu đến màn cuối cùng, vượt qua đại Boss sẽ giành được kho báu”.
Nếu nghĩ như thế có thể tính cạnh tranh và năng suất làm việc của bạn sẽ tăng lên nhiều. Đồng thời bạn cũng sẽ lạc quan hơn trước những trở ngại mình đang đối mặt trong công việc.
Sự khác nhau giữa người thành công và kẻ thất bại
Có một sự thật là người thành công chuyển việc rất nhiều lần. Thế nhưng không phải cứ chuyển việc ta sẽ thành công. Vậy thế nào là chuyển việc một cách thông minh?
Người thất bại chuyển việc vì họ muốn chạy trốn khỏi công việc. Cho dù bây giờ bạn có căm ghét công việc của mình, bạn không hài lòng với tiền lương nhận được. Chỉ bởi những lý do nhỏ nhặt ấy mà bạn quay lưng và bỏ chạy, thì mãi mãi chẳng thể nào thành công.
Ngay từ đầu, không ai quen được ngay với công việc, đó là chuyện đương nhiên. Mắc lỗi là việc khó tránh khỏi, tuy nhiên, nếu ta kiên trì chịu đựng, gạt bỏ cái Tôi để học hỏi những người đi trước, ta sẽ học được mánh khóe của thành công. Nếu đã vượt qua ngưỡng này, công việc sẽ chẳng còn là những đau khổ mệt mỏi mà sẽ chuyển thành đam mê và tiếp thêm nghị lực cho bạn.
Cứ như vậy, mối quan hệ giữa người với người sẽ được củng cố, vai trò chỗ đứng của bạn trong xã hội cũng được cải thiện.
Người Nhật có cùng một suy nghĩ – nhẫn nhịn trong công việc
“ Hãy nhẫn nhịn trong vòng 3 năm, nếu như không thể làm như thế, cho dù có chuyển việc và đến một chỗ làm mới, mọi thứ rắc rối vẫn sẽ lặp lại”
Bởi làm gì có nơi nào hợp với bạn ngay từ lúc đầu ! Kiểu gì cũng sẽ có lúc này lúc kia bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc mình đang làm, muốn từ bỏ, muốn quay lại, muốn trốn tránh. Cho dù đó có là công việc mà trước giờ bạn vẫn hằng mơ ước.
Vì thế, đừng ra đi khi cảm thấy nơi đó quá áp lực, hãy ra đi khi bạn cảm thấy chẳng còn gì để học ở môi trường ấy nữa.
Những người không trốn tránh sẽ có cơ hội thử thách chính mình, nâng cao kĩ năng, đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm nhận được đây chính là thời điểm chuyển việc. Khi bạn cảm thấy đồng lương người ta trả cho bạn đã không còn xứng đáng với những gì bạn đáng được hưởng. Hãy nhìn nhận và đánh giá vấn đề này bằng những cảm xúc chân thật, đừng để cái Tôi của mình chi phối.
>> Kinh nghiệm du học vừa học vừa làm tại nhật bản
Tất cả những kiến thức bạn biết được bây giờ, sẽ có lúc trở nên lỗi thời. Hiện tại bạn có thể là người giỏi nhất, nhưng đâu dám chắc được rằng bạn sẽ mãi như vậy. Ví dụ trong lĩnh vực IT, mỗi ngày đều có những tin tức mới. Kĩ thuật sẽ tiếp tục được cải tiến, những thao tác bạn thành thạo bây giờ sẽ có lúc chẳng ai dùng tới nữa.
Không chỉ trong lĩnh vực IT…
Thế giới đang thay đổi, không một ngành nghề nào thoát khỏi guồng quay của sự phát triển, nếu không thích nghi, bạn sẽ bị đào thải.
Cho dù có chuyển việc, hãy xác định rõ định hướng phát triển của công ty bạn muốn nộp vào, và hãy so sánh với cả xu hướng phát triển chung hiện nay để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Ngoài ra hãy xác định xem mình sẽ làm gì, học gì tại nơi đó trước khi bắt đầu. Đó chính là đặc điểm của những người thành công.
Ví dụ như:
Khi đi ăn nhà hàng cùng một người bạn, anh ta đã nói với tôi rằng:
“Tôi sẽ thay đổi Menu nhà hàng theo hướng thế này…thế này…”
Vì chẳng phải là nhà hàng của anh ấy, cho dù có suy nghĩ thế nào cũng không có gì thay đổi. Thế nhưng khi đã bắt đầu nghĩ, trong đầu anh ta sẽ cho ra rất nhiều ý tưởng, Và đương nhiên anh ấy có cơ sở để suy nghĩ và có thể vân dụng vào chính công việc của anh ta. Tất nhiên từ ý tưởng đến thực tế vẫn là một chặng đường dài, tuy nhiên không ngại đưa ra ý tưởng chính là đặc điểm của những người thành công.
Cứ nghĩ như thế và bắt đầu công việc, bạn sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Thay vì cứ mãi nghĩ về những giới hạn, những mâu thuẫn giữa thời gian làm việc và thời gian cá nhân của mình.
Tổng kết
Đừng nghĩ về niềm vui trong công việc như một thú xa xỉ chỉ giành cho những người tài giỏi. Tất cả mọi người đều có quyền hạnh phúc với những gì mình đang làm, cứ như thế bạn sẽ thấy yêu công việc hơn, nhờ đó mà thu nhập cá nhân và vị trí xã hội cũng sẽ ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên cũng phải biết phân bố 24 giờ làm việc một cách hợp lý sao cho đam mê không mâu thuẫn với tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn giành 1/3 thời gian trong ngày để làm việc, nếu không tính cả thời gian ngủ, bạn sẽ làm việc 1/2 tổng thời gian trong ngày.
Thời gian đời người rất quý giá, đừng bỏ phí thời gian để làm những việc nhàm chán. Thay vào đó tại sao bạn không thay đổi cách suy nghĩ để có thể tìm thấy niềm vui trong công việc.
Chúc bạn có được những suy nghĩ đúng đắn để thoát khỏi những vướng bận “cơm áo gạo tiền” để có được niềm vui mỗi ngày.
Tác giả: Kengo Abe